Với tiềm năng việc làm lớn, nấu ăn và các chương trình liên quan đến ẩm thực đã và đang là sự lựa chọn của nhiều sinh viên khi lựa chọn du học tại Canada. Tuy nhiên, ngoài các chương trình đã rất phổ biến như Quản lý bếp (Culinary Management), Kỹ thuật nấu ăn (Culinary Skills), hay Nghệ thuật làm bánh (Baking and Pastry Arts), ngành ẩm thực vẫn còn một ngành vô cùng tiềm năng, và thậm chí tạo ra cơ hội việc làm mở rộng hơn rất nhiều cho các bạn sinh viên, đó là ngành Công nghệ thực phẩm. Vậy bạn đã biết gì về ngành học này chưa? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Food Technology – Công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm là một ngành khoa học ẩm thực liên quan đến các kỹ thuật chọn, chế biến, bảo quản, đóng gói, phân phối, và sử dụng thực phẩm an toàn. Nói cách khác, các kỹ thuật viên công nghệ ẩm thực sẽ ứng dụng khoa học thực phẩm giúp sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm an toàn, lành mạnh và bổ dưỡng. Cụ thể, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm là phát triển các phương pháp và hệ thống mới để giữ cho các thực phẩm an toàn và chống lại các tác hại tự nhiên như vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Từ những kết quả nghiên cứu đó, các kỹ thuật viên công nghệ thực phẩm sẽ chế biến và tạo ra các sản phẩm có hương vị ngon hơn và giảm độc tố trong thực phẩm. Đây chính là chìa khoá dẫn đến hiệu quả phân phối tốt hơn và dễ dàng tiếp thị sản phẩm thực phẩm hơn trên thị trường.
Như vậy, bạn có thể thấy, các sản phẩm quen thuộc trên các kệ hàng trong siêu thị hay ở các cửa hàng tiện lợi như những gói ngũ cốc, mỳ, phở, kem, v.v., chính là sản phẩm của những nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thực phẩm. Thật là thú vị phải không nào?
Cơ hội việc làm với ngành công nghệ thực phẩm
Tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm, sinh viên có cơ hội rộng mở để làm việc tại rất nhiều vị trí và các cơ sở khác nhau như nhà hàng, khách sạn, các công ty chế biến thực phẩm, công ty sản xuất đồ uống, v.v. Nếu như với bằng cấp Quản lý bếp (Culinary Management) hay Kỹ thuật nấu ăn (Culinary Skills), việc làm của bạn sẽ giới hạn ở các vị trí đầu bếp khác nhau trong các nhà hàng, khách sạn, thì với kiến thức của ngành Công nghệ thực phẩm, bạn còn có thể làm việc trong các phòng nghiên cứu, phòng quản lý chất lượng sản phẩm của các công ty kể trên. Dưới đây là một số các vị trí làm việc của sinh viên chương trình này:
– Food production manager (Quản lý sản phẩm)
– Food research and development manager (Nghiên cứu và phát triển sản phẩm)
– Food technologist (Kỹ thuật viên công nghệ thực phẩm)
– Product developer (Phát triển sản phẩm)
– Quality assurance manager (Quản lý chất lượng sản phẩm)
– Research chef (Đầu bếp nghiên cứu)
Mức lương
Với sự đầu tư cho 3 năm học và chương trình học nặng hơn so với chương trình về Quản lý bếp và Kỹ năng nấu ăn, sinh viên với bằng cấp và kiến thức ngành Công nghệ thực phẩm hoàn toàn có khả năng tìm được công việc với mức lương khởi điểm hấp dẫn hơn. Cụ thể, mức lương dựa vào số năm kinh nghiệm việc làm sẽ có thể như sau:
– Với dưới 1 năm kinh nghiệm, mức lương dao động từ 40,000 – 50,000 CAD/ năm
– Với 1 đến 4 năm kinh nghiệm, mức lương dao động 50,000 – 60,000 CAD/ năm
– Với 5 đến 9 năm kinh nghiệm, mức lương dao động 60,000 – 90,000 CAD/ năm
Chương trình học tại Niagara College CanadaNiagara College, Canada cung cấp chương trình Cao đẳng nâng cao 3 năm Culinary Innovation and Food Technology dành cho những bạn học sinh quan tâm đến chuyên ngành này. Với yêu cầu đầu vào như sau:
– Tốt nghiệp bậc Trung học phổ thông với điểm toán, hoá, sinh tốt
– Yêu cầu ngôn ngữ: IELTS 6.0, không kỹ năng nào dưới 5.5. Ngoài ra, Niagara College cũng chấp nhận một số chứng chỉ Tiếng Anh khác như Duolingo. Chi tiết xem tại: https://international.niagaracollege.ca/language-proficiency/